您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Soi kèo góc Nice vs Lens, 23h00 ngày 8/2
NEWS2025-02-12 15:45:05【Bóng đá】7人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 08/02/2025 05:25 Kèo phạt góc giá vàng hôm naygiá vàng hôm nay、、
很赞哦!(9654)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 08h00 ngày 10/2: Lần đầu cho Dwight Yorke?
- Rộ tin Pep Guardiola bất hòa với De Bruyne, Man City dậy sóng
- Cách điều chỉnh nguyện vọng, tránh 'trượt oan' khi thi vào lớp 10 TP.HCM 2024
- Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2: Niềm tin cửa trên
- Trường học thưởng vàng cho học sinh: Hiệu trưởng nói gì?
- Học sinh lớp 12 bắt đầu tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến năm 2024
- Phút bối rối của hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Coventry City vs Ipswich Town, 22h00 ngày 8/2: Thắng để lấy đà
- Ngắm ảnh cô dâu xinh đẹp của tuyển thủ Việt Nam Thanh Nhàn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Montpellier, 23h15 ngày 9/2: Phong độ đang lên
Soi kèo góc Oulu vs SJK Seinajoki, 22h00 ngày 8/7
Khanh tại Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Morocco năm 2023. Thời phổ thông, Khanh từng có dự định đi du học. Anh cũng được nhận vào 3 ngôi trường đại học thuộc nhóm Ivy League. Nhưng vì một biến cố, mơ ước này đành phải tạm gác lại. Sau đó, anh lựa chọn thi vào ngành Đông Phương học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Trong năm đầu tiên, Khanh vẫn cảm thấy không mấy yêu thích. Từng viết đơn xin bảo lưu kết quả tuyển sinh của Đại học Columbia (Mỹ), nhưng rồi sau đó anh lại đắn đo.
“Sang năm thứ hai, khi được tiếp xúc với các môn chuyên ngành, tôi dần nhận ra ngành học của mình cũng có nhiều điều khá thú vị. Tôi biết rằng bản thân không thể quay lại quá khứ được nữa nên chấp nhận thích nghi và bước tiếp”, anh nói.
Từ đó, Khanh bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các hoạt động, đồng sáng lập ra câu lạc bộ Giao lưu Quốc tế của trường. Ngoài ra, anh còn là thành viên của Hiệp hội Giáo dục và Giao lưu Châu Á – nơi giúp anh có được nghiên cứu đầu tiên. Sau khi tốt nghiệp, Khanh làm trợ lý của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM, Nguyên Phó Chủ Nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội...
Năm 2013, nam sinh trường Nhân văn giành được giải Nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Anh nhân dịp Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Vương Quốc Anh do Đại sứ quán Anh tổ chức. Cũng nhờ dấu ấn này đã giúp Khanh nhận được bức thư giới thiệu của Đại sứ Vương Quốc Anh khi nộp đơn vào các đại học hàng đầu Anh Quốc.
Theo anh, việc nộp hồ sơ vào các trường top đầu cần được đầu tư càng sớm càng tốt. Chẳng hạn, để có được bài nghiên cứu mẫu hay đề xuất nghiên cứu, trước đó, Khanh đã phải tìm hiểu về “profile” và hướng nghiên cứu của các giáo sư trong trường, xem những chủ đề họ quan tâm là gì, từ đó phát triển theo hướng giáo sư quan tâm để tăng khả năng được nhận.
“Một chủ đề dẫu có xuất sắc đến mấy nhưng không phù hợp với hướng nghiên cứu của bất kỳ giáo sư nào trong trường, khả năng được nhận của ứng viên cũng sẽ rất thấp”.
Còn với bài luận, theo anh ứng viên nên tập trung viết về các giá trị và tiềm năng phát triển của bản thân thay vì sa đà vào mô típ “kể khổ”. “Việc than vãn quá nhiều sẽ hạ thấp khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên ấy”, anh Khanh nói.
Lọt vào vòng phỏng vấn, Khanh có cơ hội trò chuyện trực tiếp với hội đồng gồm 5 giáo sư. Một trong số đó đặt cho anh câu hỏi: “Dạo này bạn có đọc thứ gì khiến bản thân cảm thấy khó khăn khi tiếp cận không?”.Nam sinh người Việt khẳng khái đáp lại:“Tôi đã 23 tuổi, là thủ khoa đầu ra của một trường đại học. Với thành tích ấy, nếu tôi vẫn còn thường xuyên gặp những điều khiến mình phải khó khăn suy nghĩ, chắc chắn tôi không phải ứng viên các vị đang muốn tìm”. Sự tự tin này sau đó cũng góp phần giúp Khanh nhận được suất học bổng toàn phần của Đại học Oxford và Harvard.
Không đắn đo, anh quyết định theo học tại Oxford vì trót “mê mẩn” văn hóa “chỉ quan tâm đến kết quả” hơn là cách tư duy “quan tâm đến quá trình” như nhiều trường khác hay áp dụng.
Giấc ngủ 3-4 tiếng tại Oxford
Tới Đại học Oxford vào tháng 8/2016 nhưng trước đó, Khanh đã có 5 tháng để tìm hiểu mọi thứ. Anh cũng chủ động liên hệ với chủ tịch các câu lạc bộ mình muốn vào, đề xuất việc muốn hỗ trợ các hoạt động của hội. Nhờ sự tham gia tích cực, tuy là người mới nhưng Khanh đã được chọn làm một trong các Chủ tọa điều phối thảo luận ở Hội nghị Mô phỏng Liên Hiệp Quốc tại ĐH Oxford ngay khi vừa bước chân vào trường.
Dẫu vậy, cũng có nhiều điều tại Oxford khiến anh cảm thấy “sốc”. “Các giáo sư không bao giờ giải đáp trực tiếp những thắc mắc của người học mà sinh viên phải tự đặt câu hỏi và tìm đáp án cho bản thân. Ngoài ra, trong học tập, các giáo sư cũng đặt yêu cầu rất cao ở sinh viên. Trung bình, mỗi tuần tôi phải đọc hơn 600 trang tài liệu của tất cả các môn, viết 2 bài luận dài và thực hiện nhiều bài phân tích tình huống...”
Nhưng theo Khanh, điều thú vị là Oxford cho phép sinh viên được học bất kỳ những gì mình yêu thích mà không cần thêm chi phí. “Nó giống như thể một đại tiệc buffet kiến thức vậy, sinh viên muốn học gì cũng được”.
Lần đầu làm bài luận, Khanh gặp khó khăn trong việc làm thống kê xã hội và sử dụng ngôn ngữ lập trình R để phân tích dữ liệu. Khi đề xuất với trường, ngay lập tức giáo vụ đã sắp xếp cho anh một giáo viên dạy bổ trợ các kiến thức anh yêu cầu. Nắm được những “đặc quyền” ấy, Khanh thường tận dụng các thời gian trống để xin học bổ trợ những kiến thức liên quan.
“Cũng nhờ đó, tôi đã có được bộ kỹ năng đầy đủ để phục vụ cho công việc sau này”, Khanh nói.
Khanh cùng các đại diện khác của Đại học Oxford đến thăm Học viện Quân sự Hoàng gia Anh Sandhurst Đổi lại, thời khóa biểu của Khanh tại Oxford luôn kín mít từ 8h cho tới 19h, trong khi đó, có quá nhiều thứ anh cần quan tâm như điểm số, hoạt động xã hội và giấc ngủ.
“Tôi chỉ có thể chọn 2 trong 3 thứ ấy, vì thế chấp nhận hy sinh giấc ngủ. Nhiều bạn bè của tôi thời điểm ấy còn hay đùa rằng chưa từng thấy tôi “offline” bao giờ”.
Thay vì ngủ liên tục trong vòng nhiều tiếng, Khanh tập ngủ theo pha (polyphasic sleep), tức chia thành các giấc ngắn trong ngày để có nhiều thời gian hơn. “Cứ cách 8 tiếng tôi lại ngủ một giấc, trong đó có một giấc ngủ dài 2-3 tiếng và 2 giấc ngắn khoảng 45 phút. Điều này khiến cơ thể không quá mệt và vẫn có thể làm nhiều thứ một lúc”.
Nhờ có tư duy mạch lạc, Khanh thường hệ thống kiến thức rất logic, việc học vì thế cũng không gặp nhiều khó khăn. Sau hơn 1,5 năm tại Anh, Khanh là một trong 10 sinh viên của khóa tốt nghiệp hạng Xuất sắc tại Đại học Oxford.
Trở thành người Việt Nam đầu tiên làm việc cho hai cơ quan đầu não của Chính phủ Anh
Không để bản thân ngơi nghỉ, giai đoạn trước khi tốt nghiệp, Khanh cũng kịp rải đơn tại một số “ông lớn” như Google hay World Bank.
Tại Oxford, Khanh có Professional mentor là ông Mark Lowcock - Thứ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế Anh Quốc, cựu sinh viên của trường, hỗ trợ việc học và định hướng nghề nghiệp. Ông Mark Lowcock cũng thông tin cho Khanh về việc Bộ Số hóa, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh Quốc đang tuyển nhân sự và động viên anh nộp vào.
Thông thường, Chính phủ chỉ tuyển người không có quốc tịch Anh cho những vị trí tại các cơ quan đại diện của Anh ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán. Với vị trí này, theo quy định về quốc tịch cho công chức, “Alien” (trường hợp người không có quốc tịch Anh ứng tuyển) chỉ được tuyển dụng khi thỏa mãn một trong hai điều kiện: Không có hoặc không đủ số lượng người mang quốc tịch Anh đủ trình độ để tuyển dụng hoặc “Alien” phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm đặc biệt.
May mắn, thời điểm đó không có ứng viên mang quốc tịch Anh phù hợp ứng tuyển vào vị trí này. Được Hiệu trưởng Trường Quản lý Nhà nước của ĐH Oxford và ông Mark Lowcock tin tưởng tiến cử, hồ sơ của Khanh được chấp thuận.
Trước khi được nhận vào làm chính thức, chàng trai người Việt cũng phải trải qua quá trình kiểm tra an ninh gắt gao, kéo dài trong hơn một tháng.
Công việc Khanh tại Bộ Số hóa, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao là tư vấn, phân tích chính sách về khuyến học và truyền thông.
Khanh cùng các bạn học tại Oxford Sau đó, anh tiếp tục được chuyển sang làm việc tại Văn phòng Nội các Anh tại vị trí Phân tích viên chính sách.
“Khi xuất hiện trong phòng họp, là một người châu Á, không có quốc tịch Anh, tôi thường xuyên phải giải thích vì sao mình lại có mặt ở đây. May mắn được mọi người xung quanh hỗ trợ, mọi việc sau đó đều diễn ra suôn sẻ”, anh Khanh nói.
Trong hơn 5 năm kể từ khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh, Khanh cũng từng trải một vài vị trí tại Liên Hợp quốc và Quỹ tiền tệ quốc tế. Đến cuối 2022, khi sự nghiệp đang thuận lợi, anh quyết định về nước với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề chính sách. Tuy nhiên, anh nói bản thân chưa từng hối hận về quyết định này.
“Trở về, tôi vẫn được làm công việc tư vấn chính sách cho các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Hơn nữa thấy những gì mình làm, một phần nào đó có thể đóng góp cho Việt Nam, tôi thấy việc trở về này có ý nghĩa”.
Từng chật vật học cách thích nghi trước khi tìm ra đường đi phù hợp, anh Khanh cho rằng, trong mọi tình huống, mỗi người cần phải tìm cách vượt qua hoàn cảnh. “Dẫu trong tình huống nào cũng sẽ có con đường để bước tiếp. Mình sẽ thất bại ngay từ bước đầu nếu nghĩ bản thân chẳng thể làm được gì”, anh Khanh chia sẻ.
9X tốt nghiệp thủ khoa ở Anh, là người Việt đầu tiên học tại phân viện của ĐH OxfordSau khi tốt nghiệp thủ khoa bậc cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Sheffield Hallam (Anh), Chu Công Sơn trở thành người Việt đầu tiên trong lịch sử hơn 250 năm theo học tại Harris Manchester College thuộc Đại học Oxford.">Cựu sinh viên Oxford là người Việt đầu tiên làm việc cho Nội các Chính phủ Anh
Soi kèo góc Norrkoping vs Djurgardens, 00h00 ngày 9/7
Soi kèo phạt góc Lecce vs Bologna, 0h00 ngày 10/2
Soi kèo góc Tottenham vs Man City, 2h00 ngày 15/5
Ngô Hồng Quân (Hà Nội), tân cử nhân khóa 70 ngành Sư phạm Toán học (dạy Toán bằng tiếng Anh) của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Xuất phát điểm là một học sinh chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), Quân cho hay, quyết định lựa chọn ngành Sư phạm Toán học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho quãng đời sinh viên là một bước ngoặt có phần liều lĩnh. Song giờ đây nhìn lại, em cảm thấy đó là một quyết định đúng đắn và không hề hối tiếc.
“Hồi thi vào THPT, em cảm thấy Văn hợp với bản thân mình nhất. Nhưng đến hết lớp 12, mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Học chuyên và tiếp xúc nhiều với môn Văn, em cũng cảm thấy nhàm chán nên muốn thay đổi và thử thách bản thân khi môi trường thay đổi như với học Toán sẽ ra sao”, Quân nói.
Quân kể, trước đây, hồi phổ thông, dù học lớp chuyên Văn nhưng em cũng có sức học Toán khá ổn. Cộng với việc rất thích nghề giáo, kết thúc năm lớp 12, đứng trước rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, Quân quyết định theo học sư phạm với quyết tâm trở thành một thầy giáo dạy Toán trong tương lai.
Năm đó, theo diện học sinh chuyên và có giải Nhì học sinh giỏi cấp thành phố môn Văn, Quân trúng tuyển ngành Sư phạm Toán (dạy bằng tiếng Anh) của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bằng phương thức xét tuyển thẳng.
Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Quân sau đó theo tổ hợp D01 đạt gần 28 (trong đó Toán 9,6) và cũng trúng tuyển ngành Sư phạm Toán nếu đăng ký xét tuyển theo phương thức sử dụng điểm thi.
Trúng tuyển là một chuyện, song, Quân cho hay, gia đình và mọi người thắc mắc rất nhiều bởi hướng ngoặt bất ngờ của mình. Thậm chí, cũng có người bảo “dở hơi”.
“Em tự nhủ mọi người nghĩ là ngược đời nhưng mình nghĩ là xuôi, là được. Không ít người cũng thắc mắc, băn khoăn chuyện em lựa chọn nghề giáo, trong khi hoàn toàn có thể theo đuổi ngành kinh tế với thu nhập tốt hơn... Nhưng em nghĩ bản thân chỉ thật sự thoải mái khi được trở thành một người thầy, được đứng trên lớp và giảng bài, đồng hành với học sinh, sinh viên.
Kể cả chọn Sư phạm, bố mẹ em lo lắng đang học Văn giờ chuyển sang học Toán liệu có theo được không, có ra trường được không? Thời điểm đó, em giải thích rất nhiều nhưng bố mẹ vẫn rất trăn trở. Em nghĩ rằng: "Thôi thì trăm lời giải thích cũng không bằng hành động của bản thân". Và rồi việc em học và điểm số, kết quả từng kỳ như thế nào là minh chứng rõ ràng nhất mà em có thể gửi đến cho bố mẹ”, Quân chia sẻ.
Thực tế, học lớp chuyên Văn suốt 3 năm THPT vào học đại học với ngành Sư phạm Toán, khi bước chân vào môi trường đại học, mọi thứ không hề dễ dàng. Sau năm thứ nhất với những kiến thức cơ bản diễn ra khá êm ả, đến học kỳ 1 của năm thứ 2, khi bắt đầu học chuyên ngành, Quân bắt đầu cảm nhận sức nóng.
“Khi bước chân vào trường đại học, em cũng lường trước học Toán chuyên ngành sẽ khác và khó hơn so với Toán ở phổ thông. Thực tế cũng đúng như vậy. Khi gặp những môn Toán chuyên ngành đầu tiên, em cảm thấy rất mệt mỏi, áp lực vì khó. Môn đầu tiên em được học là Cấu trúc đại số cơ bản - vừa khó vừa rất trừu tượng. Em nhận ra khi bản thân không có nền tảng Toán tốt như các bạn trong khoa, mọi thứ với mình đều rất khó khăn”, Quân kể.
Thậm chí, cao điểm ở kỳ 1 năm thứ 2, trong đầu Quân đã từng lóe lên ý định bỏ học. “Thực sự em đã từng viết một lá đơn với nội dung xin được bảo lưu. Trong đó, em cũng bày tỏ cảm thấy khả năng của bản thân không đảm bảo được việc học tập tiếp. Nhưng cuối cùng, em dành thời gian suy nghĩ lại tất cả và lý do mình bắt đầu và chọn nó. Cuối cùng em đã không nộp lá đơn đó nữa với suy nghĩ ‘đã trót lựa chọn, cố gắng học nốt’”, Quân nhớ lại.
Tập trung tư tương lại từ đầu, để bắt kịp với các bạn, Quân xin chia sẻ, tài liệu, giáo trình của các anh chị khóa trước. Tự đọc và nghiền ngẫm lại, chỗ nào chưa hiểu, Quân chủ động tìm đến thầy cô để xin giải đáp.
Kết thúc năm hai, Quân chỉ có duy nhất một môn đạt điểm B+, số còn lại toàn điểm A. Dấu mốc khiến Quân cảm thấy tin vào sự lựa chọn và con đường của mình hơn là ở học kỳ 2 của năm thứ 2 với tất cả các môn đều đạt điểm A.
Ngô Hồng Quân và mẹ Chia sẻ về việc học tập, Quân cho hay, bản thân không có bí quyết đặc biệt, chỉ đơn giản ngoài học trên lớp, về nhà cố gắng đọc lại các kiến thức và tự làm thêm các bài tập. Theo Quân, thói quen tự học được duy trì từ hồi THPT đã giúp em rất nhiều ở môi trường đại học.
“Em tìm hiểu và nhận thấy các môn chuyên ngành Toán có nguồn tài liệu khá dồi dào trên mạng. Em cũng hỏi xin đề thi các năm trước, giáo trình, sách vở của các anh chị khóa trước để mò mẫm, nghiên cứu.
Em cảm thấy mình rất may mắn khi gặp được những thầy cô rất tuyệt vời ở khoa Toán - Tin của trường với sự dạy bảo, giúp đỡ nhiệt tình. Em cũng có một nhóm bạn đại học, không chỉ chơi với nhau, chúng em còn giúp nhau trong học tập, hoạt động rèn luyện...”, Quân chia sẻ.
Sau 4 năm học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, không chỉ học về chuyên ngành, một tân cử nhân như Quân còn được học những môn về nghiệp vụ sư phạm. Tất cả Quân đều làm tốt.
Trong bảng điểm tốt nghiệp gồm 52 học phần với tổng số 154 tín chỉ, Quân chỉ có 4 điểm B+, số còn lại toàn A.
Trong chương trình đào tạo của ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh, Quân được học 19 tín chỉ Tiếng Anh ở mức độ khởi đầu (B2) và 5 tín chỉ tiếng Anh chuyên ngành. Tuy nhiên, Quân cho hay, để việc dạy học trên các lớp học được hiệu quả thông qua giao tiếp tiếng Anh, em luyện tập thêm rất nhiều ở nhà, ngoài các giờ học trên trường.
Được các thầy cô chỉ bảo, bồi dưỡng rất kỹ về nền tảng nên khi thực tập giảng dạy, em không gặp bất cứ khó khăn nào nên càng vững tin về con đường của mình.
Quân cho rằng, tốt nghiệp không chỉ là lên sân khấu nhận tấm bằng, quan trọng hơn, đó là thời khắc đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn tiếp theo, khi giờ đây em cùng các tân cử nhân sẽ trở thành những người thầy giáo, người cô giáo. “Thực tế của ngành giáo dục đất nước có thể sẽ còn rất nhiều khó khăn, chúng em sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức đặt ra bởi thời đại nhưng em hy vọng bản thân và các bạn của mình sẽ vững vàng trước sóng gió, nhiệt huyết và lan tỏa yêu thương”.
Nói về dự định trong tương lai, Quân cho hay sẽ tiếp tục học lên thạc sĩ về ngành Sư phạm Toán và xa hơn có thể trở thành một giảng viên đại học. Thời gian này, Quân vẫn vừa đi gia sư vừa mở lớp kèm thêm cho các học sinh lớp 12 dự thi tốt nghiệp THPT.
Ngô Hồng Quân cũng vinh dự được lựa chọn đại diện cho hơn 2.700 tân cử nhân tốt nghiệp năm 2024 bày tỏ những suy nghĩ về hành trình gắn bó tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại buổi lễ bế giảng và trao bằng cử nhân năm 2024, sáng 11/6.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cùng Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Văn Hiền trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên xuất sắc năm 2024. Tổng số sinh viên tốt nghiệp năm 2024 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là 2.741 sinh viên, từ 23 khoa, trong đó có 471 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc.
Đây cũng là năm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có số lượng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc cao nhất từ trước tới nay. Lý giải về điều này, đại diện nhà trường cho hay, đây là khóa có số lượng sinh viên đông nhất từ trước đến nay của trường, nhằm đón đầu và đáp ứng nhu cầu giáo viên phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các sinh viên khóa 70 ra trường đúng thời điểm Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai đủ lộ trình đến các lớp 5, 9, 12.
">Nam sinh chuyên Văn tốt nghiệp xuất sắc ngành Sư phạm Toán
Thí sinh cần lưu ý về cách tính điểm thi. Ảnh: Hoàng Hà Về nguyên tắc tuyển sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội quy định rõ: Tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển các nguyện vọng sau. Điểm trúng tuyển nguyện vọng 2 và 3 phải cao hơn 1 và 2 điểm so với nguyện vọng 1.
Sở chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0.
Quy định về điểm ưu tiên như sau: Điểm ưu tiên được cộng vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có mức từ 0,5 điểm đến 1,5 điểm, tùy thuộc vào đối tượng và chính sách ưu tiên. Học sinh chỉ được hưởng mức điểm ưu tiên cao nhất nếu có nhiều tiêu chuẩn áp dụng.
Thứ nhất, học sinh được cộng 1,5 điểm nếu thuộc một trong các đối tượng: Con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên; con của người được cấp “Giấy chứng nhận hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp giấy chứng nhận hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên”; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Thứ hai, học sinh được cộng 1 điểm nếu thuộc một trong các đối tượng: Con của anh hùng lực lượng vũ trang; con của anh hùng lao động; con của bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp “Giấy chứng nhận hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp giấy chứng nhận hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
Thứ ba, học sinh được cộng 0,5 điểm nếu thuộc một trong các đối tượng: Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người đang sinh sống, học tập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn”.
>>>Tra điểm thi vào lớp 10 năm 2024chính xác trên VietNamNet<<<
Cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2024
Thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội năm học 2024-2025 có thể xem điểm thi trên Cổng thông tin điện tử của Sở và hệ thống điện thoại hỗ trợ 1080.">Cách tính điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 Hà Nội